Kể chuyện tự kỷ về …

dạy trẻ tự kỷ, dấu hiệu trẻ tự kỷ, nhận nuôi dạy trẻ tự kỷ, nhận dạy trẻ trầm cảm, dấu hiệu tự kỷ

Trường hòa nhập trí đức việt nhận nuôi dạy trẻ tự kỷ tại quận 12 gò vấp và tphcm, trường dạy trẻ tự kỷ uy tín, địa chỉ nhận dạy trẻ tự kỷ tại gò vấp quận 12 và tphcm uy tín

Call : 0938 90 80 68 - Email: agnesngat@gmail.com

Thông báo :

4/19/2016 12:58:00 PM

Kể chuyện tự kỷ về …

Mẹ nàng, mẹ chàng, và ông bà nội ngoại (the good, the bad, and the ugly)

Một số phụ huynh tâm sự trên các mạng xã hội rằng họ không sợ đối đầu với các chuyên gia, bác sĩ, nhưng họ lại sợ, rất sợ khi trực diện với mẹ vợ, mẹ chồng, hoặc với ông bà nội ngoại để giải thích cho những người thân ấy hiểu tự kỷ là gì.

Mấy năm trước, khi còn đi sinh hoạt mỗi tuần trong nhóm bạn hỗ trợ tự kỷ ở Q. Cam, vài anh chị đồng hương đã nghẹn ngào kể lại cho tôi nghe những lời nguyền rũa đầy miệt thị và cay đắng của các bà mẹ vợ, mẹ chồng như sau:

“Mầy quá mê trai. Ngày xưa, tao bảo mầy đừng lấy cái thằng chết tiệt ấy mà mầy chẳng chịu nghe lời. Giờ sinh ra thằng con tự kỷ thì hãy ráng chịu. Than thân trách phận để làm chi? ” Hoặc,

“Cái con nớ ngày xưa ở Huế rượn đực như ngựa Thượng Tứ. Chỉ có thằng ngu như mi mới dám đút đầu bảo lãnh nó qua đây. Dám cãi lời cha mẹ nên chừ mới có đứa con là tự kỷ. Cũng đáng đời! ”

Thật ra, khi nghe những lời mĩa mai, cay độc vô ý thức ấy thì ai mà chẳng đau và đem lòng oán hận, nghĩ quẫn rằng … những giọt máu đào trong dòng tộc có khi còn tệ hơn cái ao nước lã ngoài kia!

Nhưng không. Các anh chị bị đặt vào tình cảnh trong câu chuyện trên bào chữa với tôi rằng ở đời nầy không ai quá khó hoặc quá dễ cảm thông nỗi khổ của lòng mình bằng cha mẹ, hoặc những ông bà nội ngoại ruột rà, nếu chẳng may những đứa con mình sinh ra là tự kỷ ...

Sống ở California nhiều năm, tôi từng chứng kiến những mẹ vợ, mẹ chồng, những ông bà nội ngoại hết lòng thương yêu và chăm sóc những đứa trẻ tự kỷ thay cho những anh chị chưa từng có kinh nghiệm nuôi con. Có người đã không ngần ngại vạch áo cho tôi xem những vết cắn, vết cào, vết thẹo mới căng da non gây nên bởi những đứa cháu nội, cháu ngoại sau mỗi lần chúng lên cơn và không kiềm giữ được cảm xúc.

“Quen rồi. Đau mấy cũng cắn răng mà chịu. Tự kỷ cũng là ruột thịt, mình không thể bỏ được đâu!” Họ nói.

Nhưng, tôi nhận thấy có không ít những ông bà nội ngoại lúc nào cũng đâm ra lúng túng, không biết cách trò chuyện và đương đầu ra sao với những hành vi tiêu cực của trẻ tự kỷ. Thậm chí, cũng có người phủ nhận và không tin vào những cái mác khuyết tật của cháu mình khiến sự giáo dục và trị liệu sớm cho trẻ bị trì trệ và gặp nhiều khó khăn hơn. Tôi nghĩ điều nầy chính là một trong vô số nguyên nhân tạo nên sự hiềm khích, xung đột thường xuyên giữa họ và con cái, hoặc những người thân thương khác trong các gia đình có con bị tự kỷ.

Nhiều phụ huynh quan niệm rằng ông bà nội ngoại không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất, mà họ còn là những người bênh vực, sẵn sàng bảo vệ trẻ tự kỷ, và hơn thế nữa, lúc nào họ cũng xoa dịu những nỗi đau và tìm cách giảm thiểu sự căng thẳng tinh thần cho con cháu. Tôi biết có những ông bà nội ngoại còn tự nguyện đến gặp các chuyên viên tâm lý và giáo dục để học cách dạy trẻ tự kỷ nhằm hỗ trợ cho các anh chị vì mưu kế sinh nhai, không có đủ thời giờ chăm sóc kỹ lưỡng cho con em tự kỷ ở gia đình.

Viết đến đây, tự dưng tôi chạnh lòng nghĩ đến ông bà ngoại mình ở San Jose.

Nhiều năm trước, mỗi lần chở đứa em tự kỷ đến thăm từ thành phố Garden Grove phải mất gần 14 tiếng. Đến nơi thì em tôi một mực đòi về. Xin đừng tưởng thanh thiếu niên tự kỷ tuổi dậy thì thiếu cảm xúc và không thể nhận hiểu thái độ đối xử tệ bạc và lạnh lùng của những người chung quanh.

“Anh, I, I don’t feel … secured when I come to, to visit grandparents. We are not, not, not welcome, you know? Tạm dịch: Anh, em không có cảm giác an toàn khi thăm viếng ông bà ngoại. Họ không muốn chào đón mình, anh hiểu không?”

Phải nói từ ngày ông bà ngoại biết ba mẹ tôi có con là tự kỷ và quyết định đường ai nấy đi thì họ ngày càng đem lòng thù hận, trút hết những thứ dơ bẩn nhất lên đầu ba tôi.

“Ba mầy là thằng đàn ông điển trai mà mạt kiếp. Cái dòng bên nội nhà mầy có cái gene di truyền bệnh tự kỷ. Sinh ra mầy thì học hành chẳng đến nơi, suốt ngày chỉ biết đeo theo đứa con gái bị tự kỷ nầy!”

Ngày đó chính là lần cuối cùng tôi đến thăm ông bà ngoại. Ba tôi biết chuyện nhưng khuyên tôi không nên giữ khoảng cách, cứ tiếp tục tục đối mặt, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề gây nên sự căng thẳng giữa mình và người thân thuộc thì mới hy vọng sự quan hệ máu mủ sẽ có ngày trở nên tốt đẹp hơn.

“Về sau con sẽ hiểu. Ông bà ngoại không tồi tệ như con nghĩ đâu.” Ba tôi nói.

Nghe vậy thì tôi lặng thinh, nhưng bụng lại rũa thầm: Trăm lần không và vạn lần cũng sẽ không bao giờ tôi và em tôi tìm gặp ông bà ngoại đáng ghét ấy!

Ba tôi là một họa sĩ ít người biết đến. Suốt đời ông nhẫn nại vẽ tranh và được một số người hâm mộ, trong đó có mẹ tôi. Vậy mà, ông không có đủ bản lĩnh cầm cây cọ của mình một cách khôn ngoan và khéo léo để phát họa một bức tranh lớn hơn, ý nghĩa hơn về hôn nhân và hạnh phúc của đời mình.

Ở Mỹ, không như ba tôi, các chàng rễ người bản xứ có con tự kỷ sòng phẳng và thực tế lắm. Thích ông bà ngoại thì họ say ‘hi,’ còn chán thì họ say ‘bye.’ Họ biết dành dụm nghị lực để vật lộn với nghề nghiệp và nuôi sống gia đình. Thay vì trở mặt thách thức cha mẹ vợ thì họ làm ngơ, hạn chế sự gặp gỡ, hoặc có người tế nhị hơn thì họ nhờ cậy vợ mình tìm cách giải tỏa những hiềm khích hoặc hiểu lầm với phía bên kia, chứ họ không ra mặt chịu đòn như ba tôi hay những chàng rể Á Đông khác.

Mới hôm qua, tôi bắt đầu hiểu vì sao ba tôi vẫn một lòng thương yêu và kính trọng cha mẹ vợ mình. Ba tôi kể, chính ông bà ngoại là người đã đứng ra trang trải nợ nần phát sinh từ dịch vụ trị liệu tự kỷ cho em tôi trong quá khứ. Theo ba tôi, sự tẻ nhạt, làm ngơ của ông bà ngoại tôi chính vì họ xao động về cảm xúc và bối rối trước những hành vi tự kỷ của em tôi trong những lần gặp mặt. Ba tôi còn nói, ông bà ngoại nào cũng phải trải qua những giai đoạn muộn phiền khi biết thằng Tư, con Tám chẳng được bình thường, rồi từ sự quan tâm, lo lắng về tương lai của các cháu, họ đâm ra mặc cảm và phẫn nộ chẳng khác gì tâm trạng của phụ huynh khi biết con em mình là tự kỷ.

Riêng về phía ba tôi, ông nội mất sớm vì bệnh suyễn kinh niên. Năm 80, bà nội tôi thì qua Mỹ theo diện đoàn tự gia đình do ba tôi bảo lãnh. Là người chịu khó đi học lại và có bằng cấp, bà nội tôi xin được việc làm cho một cơ quan chính phủ, và từ đó, bà quen thói cứng rắn, hành xử lúc nào cũng có tính cách chất vấn và quan liêu khiến mẹ tôi rất bực mình.

“Tôi không đồng ý với cái phương pháp can thiệp hành vi bằng cách nhét sô cô la M&M đầy vào miệng trẻ tự kỷ của mấy chuyên gia do chị thuê mướn bằng tiền mồ hôi và nước mắt của tôi và của con trai tôi. Còn nữa, nó là con gái mới lớn, chị cần phải dạy nó có ý tứ và biết tự chăm sóc bản thân mình. Chị hiểu chứ?” Bà nội hạch sách mẹ tôi.

Ôi, câu chuyện nàng dâu và mẹ chồng là đề tài cũ rích xưa nay, chẳng có gì làm lạ. Cứ mỗi lần xảy ra chiến tranh lạnh giữa bà nội và mẹ tôi thì ba tôi cứ vờ như không hiểu chuyện hoặc làm ngơ, thay vì cố gắng hòa giải đúng với nhiệm vụ của người chồng và tròn bổn phận của người con.

“Từ rày về sau, nếu muốn đến thăm bé Thảo, mẹ cần gọi điện thoại báo trước cho con. Mỗi nhà, mỗi cảnh, con không muốn mẹ đến gây chuyện và tạo áo lực nặng nề cho vợ chồng con.” Cuối cùng, mẹ tôi đã cất tiếng nói và tỏ thái độ cứng rắn chẳng thua gì các nàng dâu mắt xanh đối với mẹ chồng ở Mỹ.

Thời gian trôi qua. Mấy năm rồi, tôi thấy bà nội luôn né tránh, không mở lời nhắc đến mẹ tôi vào mỗi lần tôi đưa em tôi đi cho bà gặp mặt. Mẹ tôi nói:

“Bà nội là người tốt bụng nhưng vì xót xa cho em con là tự kỷ nên mới gây chuyện nầy, chuyện nọ với mẹ và ba con. Xưa mẹ mở tiệm làm nail bị thất bại, chính bà nội là người đã gánh hụi chết và tạo nhiều cơ hội cho mẹ tiếp tục có công ăn, việc làm. Phận làm cháu, đừng bao giờ bênh mẹ mà có lỗi với bà nội con.” Mẹ tôi dặn dò tôi trước ngày quyết định lấy ông Bill và dọn về tiểu bang khác lập nghiệp.

Giờ phút nầy ngồi đây trong đêm vắng, tự dưng, tôi thấy chạnh lòng khi nghĩ đến lời nói của người xưa … một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Bởi nước mắt bao giờ cũng chảy xuống vì thương con, thương cháu, các bạn ơi.

                                                                                                                                                                           ST: facebook Tom hua

 


Các tin khác

Thủ tục nhập học cho trẻ bình thường

(11/5/2015 1:47:00 PM)

Thủ tục nhập học cho trẻ tự kỷ

(11/5/2015 1:49:00 PM)

Phụ huynh cần biết về tính cách trẻ

(11/5/2015 1:50:00 PM)

Phụ huynh tìm hiểu về … Tự Kỷ và Chế Độ Ăn Kiêng Gluten / Casein (GFCF Diet)

(4/19/2016 12:41:00 PM)

Tự kỷ … bạn và tôi không lẻ loi đâu

(4/19/2016 12:52:00 PM)

Dạy trẻ tự kỷ học ngôn ngữ đúng cách

(4/23/2016 12:08:00 PM)

Những điều trẻ con không thích ở bố mẹ

(4/23/2016 12:14:00 PM)

15 đồ vật trong nhà nguy hiểm nhất với bé

(4/23/2016 12:27:00 PM)

Súp lơ xanh cải thiện triệu chứng bệnh tự kỷ

(6/8/2016 12:28:00 AM)

Trẻ tự kỷ chẳng biết nhìn đểu ai đâu

(8/15/2016 10:20:00 AM)

CÁCH PHẠT KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG TRẺ

(3/15/2019 10:39:00 AM)